Đèn sân vườn – Tất tần tật từ chủng loại, cách trang trí đến giá thành

10 38
Rate this post

Đèn sân vườn – Tất tần tật từ chủng loại, cách trang trí đến giá thành – Sử dụng đèn chiếu sáng là một phần tất yếu cho các không gian sân vườn vào ban đêm. Bạn đang sở hữu hoặc mong muốn có một sân vườn đẹp và muốn ngắm nhìn chúng cả ngày lẫn đêm? Vậy thì hãy bố trí ngay các loại đèn trang trí sân vườn. Nếu bạn đang mơ hồ và chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây. Chúng tôi đã tổng hợp tất tần tận các thông tin về đèn sân vườn biệt thự, nhà vườn từ chủng loại, chi tiết đặc điểm đến cách trang trí và giá thành của từng loại. Bắt đầu ngay nhé.

Đèn sân vườn – công năng và ý nghĩa

Một sân vườn đẹp sẽ không thể thiếu ánh sáng vào ban đêm. Theo thống kê từ những trải nghiệm của khách hàng được chúng tôi tổng hợp thì có trên 80% gia chủ công nhận rằng: “Cảnh quan sân vườn sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi có các thiết bị chiếu sáng”. Đúng thật vậy, ngoài công năng chiếu sáng, các loại đèn sân vườn đẹp cho nhà biệt thự, nhà vườn còn mang đến tính thẩm mỹ cao. Kiểu dáng, màu sắc, vật liệu của đèn có thể là một chi tiết trang trí độc đáo cho không gian sân vườn thêm bắt mắt.

9 43

Khi hết ánh sáng mặt trời, màn đêm buông xuống, người ta có thể lựa chọn nhiều cách khác nhau để tạo ra ánh sáng cho khu vườn. Có người sử dụng các loại đèn pha, đèn cao áp để chiếu sáng toàn bộ khu vườn. Gần như bóng tối sẽ bị loại bỏ, vẻ đẹp của khu vườn có thể được ngắm nhìn rõ như ban ngày. Tuy nhiên cách bố trí này không được ưa chuộng bởi không mang nhiều tính nghệ thuật. Thiết kế đèn sân vườn biệt thự, nhà vườn phổ biến sẽ chỉ chiếu sáng một phần không gian. Các chi tiết được chiếu sáng thường là: đường đi, lối dạo, hắt sáng lên tường, cây cổ thụ… hoặc một vài điểm nhấn tiểu cảnh.

Nếu gia đình bạn có sở thích vui chơi, thư giãn trong sân vườn hoặc tổ chức tiệc ngoài trời vào buổi tối thì việc sử dụng đèn ngoài trời sẽ thực sự cần thiết và trở nên ý nghĩa hơn. Ngoài ra, chiếu sáng ban đêm cũng là một công tác đảm bảo an ninh. Nếu được gắn thêm cảm biến chuyển động thì sẽ nhân đôi hiệu quả và hạn chế tối đa những kẻ muốn đột nhập vào căn nhà biệt thự, nhà vườn của gia đình bạn.

Phân loại và chi tiết đặc điểm đèn trang trí sân vườn

Không gian cảnh quan nói chung đều sử dụng chủ yếu là các loại đèn sân vườn ngoài trời. Nhìn chung, chúng đều có đặc điểm là khả năng chống bụi, chống nước tốt, độ bền chắc cao. Có nhiều cách phân loại đèn sân vườn dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ:

– Phân loại đèn sân vườn theo hình dáng: có kiểu dáng đèn hình trụ, đèn hình cầu, đèn hình hộp …

– Phân loại đèn sân vườn theo vị trí: có đèn trên tường, đèn cổng, đèn âm đất…

– Phân loại đèn sân vườn theo tính chất chiếu sáng: đèn rọi, đèn hắt sáng, đèn trang trí…

– Phân loại đèn sân vườn theo kết cấu bóng đèn: bóng đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn led… Đèn led thường được ưu tiên sử dụng vì đọ đa dạng màu sắc, đảm bảo ánh sáng và tiết kiệm điện năng.

11 38

– Phân loại đèn sân vườn theo năng lượng sử dụng: các loại đèn có thể được cung cấp từ nguồn năng lượng điện phổ thông, năng lượng gió hoặc năng lượng mặt trời.

– Phân loại đèn sân vườn theo chất liệu: có đèn bằng kim loại, đèn thủy tinh, đèn bằng gốm, sứ… hoặc kết hợp các loại chất liệu với nhau.

Sân vườn Á Đông với kinh nghiệm thi công sân vườn biệt thự, nhà vườn lâu năm xin tổng hợp lại một số mẫu đèn phổ biến được nhiều gia chủ lựa chọn và tin dùng.

Đèn trụ sân vườn

Đèn trụ (đèn cột) là kiểu dáng có đèn hình trụ. Thiết kế kiểu đèn này được ứng dụng rộng rãi. Hầu hết các không gian sân vườn đều có xuất hiện loại đèn sân vườn này.

Đèn trụ sân vườn tầm cao

Là loại đèn nằm trên cột hình trụ, chiều cao cột đèn từ 2 – 4 m. Loại đèn này thường đặt ở những lối đi chính và mang đến nguồn ánh sáng có biên độ rộng. Phổ biến sử dụng là dạng đèn: Arlequin, Banian, Nouvo, Pine …. Hình thức có thể từ các loại đèn sân vườn hiện đại đến cổ điển. Việc chọn loại đèn phù hợp sẽ giúp gắn kết không gian từ kiến trúc đến sân vườn. Tạo ra một tổng thể hài hòa và hấp dẫn.

12 38

Giá dao động nhiều do kết cấu và chủng loại: từ 1.200.000 – 3.500.000 đ

Đèn trụ sân vườn tầm thấp

Cũng là kiểu dáng hình trụ nhưng do ở tầm thấp nên chiều cao đèn chỉ ở khoảng 30 – 60 cm. Đèn được trang trí dọc lối đi, hành lang… bao quanh không gian sân vườn nhà biệt thự, nhà vườn với khoảng cách từ 3 – 5m tùy độ sáng và ý định thiết kế.

Một biến thể khác trong hình thức đèn sân vườn này là kiểu đèn nấm sân vườn. Sở dĩ gọi là đèn nấm bởi chung có kích thước nhỏ, thường bố trí sát mặt đất và có chiều cao từ 20 – 40 cm.

13 37

Giá: phổ biến trong khoảng 300.000 – 800.000 đ. Cá biệt một số mẫu đèn đẹp có thể có giá đến vài triệu đồng.

Đèn ốp tường

Hay còn gọi là đèn gắn tường, được gắn (ốp) nổi trên tường khu vực bên ngoài công trình và gần với không gian sân vườn. Đèn có nhiều kích thước, chất liệu thường là bằng kim loại không gỉ (hợp kim nhôm, thép, inox) kết hợp với kính cường lực.

den san vuon co dien 27 san vuon a dong

Tùy theo nhu cầu chiếu sáng cho từng diện tích mà người ta có thể lựa chọn công suất đèn từ 6W – 20W hoặc lớn hơn. Đèn ốp tường kiểu hiện đại có giá thành khá rẻ, chỉ từ 150.000 đ. Loại đèn kiểu cổ điển sẽ có giá cao hơn, từ 700.000 – 800.000 đ trở lên.

Đèn trụ cổng, tường rào

Đây là loại đèn được bố trí ở trên khu vực bên ngoài, ở trên trụ cổng hoặc trụ tường rào. Dù được thiết kế theo phong cách, hình thức nào thì đèn trụ cổng, tường rào luôn phải khép kín. Đèn trụ cổng chất lượng cao phải đạt chuẩn IP65 (tiêu chuẩn về kháng nước, bụi bẩn).

Đèn trụ cổng được bày bán nhiều với cá kiểu dáng hiện đại, cổ điển, nhật bản… Nếu các mẫu giá rẻ phổ biến trong khoảng 400.000 – 600.000đ thì các mẫu cao cấp có giá gấp đôi hoặc gấp 3 lần. Cá biệt có những mẫu có giá lên đến 3.000.000 – 4.000.000 đ.

Khu vực trụ cổng và tường rào là một phần mặt tiền của những mẫu thiết kế biệt thự và nhà vườn. Vì thế cũng cần chọn loại đèn có hình thức đẹp nhưng phải đảm bảo độ bền. Ngoài ra cần tính toán số lượng cột trụ và kinh phí để chọn được loại đèn phù hợp.

Đèn hắt sáng, rọi cột, chiếu điểm

Đặc điểm chung của kiểu đèn này là ánh sáng chiếu tập trung vào một điểm cố định hoặc tỏa ra toàn bộ không gian. Thông thường, đèn này được lắp đặt ở tầm thấp để chiếu ngược ánh sáng lên trên

Đèn hắt tường sân vườn

Loại này gần giống với đèn ốp tường tuy nhiên điểm khác biệt của nó thường là chiếu sáng có chủ đích. Mục đích chiếu sáng của nó mang nhiều ý nghĩa trang trí hơn. Với các thiết kế tinh tế, đèn hắt tường được biết đến với những loại: hắt sáng 1 hoặc 2 đầu, đèn lập phương, đèn led hắt tường…

Công suất của đèn hắt tường thường dưới 20W và giá thành chọn mua thường ko quá 400.000 đ.

Đèn hắt cây, gốc cây trong sân vườn

Với những mẫu biệt thự và nhà vườn sở hữu khuôn viên sân vườn rộng, có những cây cổ thụ, cây gỗ lớn thì việc sử dụng đèn hắt đặt dưới gốc cây là không thể thiếu. Loại đèn này tạo hiệu ứng ánh sáng cục bộ là cảnh quan sân vườn thêm nổi bật hơn.

Tùy kích cỡ cây mà bạn nên chọn loại đèn có kiểu chiếu sáng và công suất phù hợp. Ví dụ các cây tầm thấp đến tầm trung ≤  5m, nên dùng chiếu sáng hắt dạng dải dài. Còn đối với những cây cao, thân cây lớn thì sử dụng các loại đèn pha chiếu hắt.

Giá thành đèn hắt cây thường phụ thuộc vào công suất chiếu sáng. Các loại đèn công suất thấp có giá cạnh tranh trong khoảng 150.000 đ. Còn những loại đèn cống suất cao thì giá trung bình từ 600.000 – 1.000.000 đ.

Đèn hắt chiếu điểm tiểu cảnh sân vườn

Đây là một sự lựa chọn tuyệt vời để vừa đảm bảo tính thẩm mĩ lại tối ưu ánh sáng một cách hiệu quả. Như đã nói ở trên, thông thường các gia chủ thường không bố trí ánh sáng chiếu cho toàn bộ không gian sân vườn. Mỗi sân vườn thường sẽ có một vài điểm nhấn và khi trời tối, chỉ cần ánh sáng tập trung vào những điểm nhấn đó đã đủ để khiến khu vườn trở nên lung linh và huyền ảo.

Giá của loại đèn này cũng không hề đắt. Chỉ với vài trăm nghìn là đã đủ để tạo ấn tượng cho những điểm nhấn mà bạn mong muốn.

Đèn rọi ray cho sân vườn

Đèn rọi ray hay đèn thanh ray là loại đèn trang trí được gắn vào trần hoặc tường để rọi ánh sáng xuống dưới. Trong sân vuờn, đèn rọi ray được sử dụng để chiếu sáng cho những khu vực tường trang trí, đắp tranh phù điêu. Bất kì ai cũng có thể dễ dàng ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật này, ngay cả ban đêm.

14 32

Với công nghệ hiện đại, đèn rọi ray được thiết kế ứng dụng chip led hiện đại. Công suất đèn trải dài từ 5 – 30 W. Đồng thời đèn sẽ có khả năng tản nhiệt tốt, độ ổn định cao và tuổi thọ lâu dài. Giá đèn rọi ray bán theo chiếc có từ 55.000 – 80.000đ. Tuy nhiên loại này thường bán cùng thanh ranh và combo loại 3 – 5 chiếc giá từ 200.000 – 450.000 đ/bộ.

Đèn pha trong sân vườn

Nguồn ánh sáng phát ra từ đèn pha có hiệu suất cao, màu sắc ổn định (thường là màu trắng). Đèn pha thường là dạng đèn led, dùng gắn cố dịnh trên tường, trụ đèn cao, hoặc đặt dưới đất và được di chuyển tùy ý theo ý định của người dùng.

Tùy theo diện tích không gian mà người ta chọn công suất đèn từ 10W, 20W… thậm chí lên đến 600W. Giá thành mỗi chiếc đèn pha trong sân vườn thấp nhất từ 100.000đ và cao nhất có thể là 4-5.000.000đ.

Đèn led âm sân vườn

Đèn led âm sân vườn là dòng đèn được khá nhiều người quan tâm bởi giải pháp chiếu sáng được thi công lắp đặt phía dưới mặt đất, mặt sàn hoặc âm trong tường. Dạng đèn này có thân làm bằng kim loại không gỉ, sử dụng loại đèn led và mặt kính cường lực. Đèn led âm có tiêu chuẩn bảo vệ IP68 có độ bền cao và chống va đập tốt. Phân loại đèn led âm phổ biến gồm:

Đèn led âm đất lối đi sân vườn

Như tên gọi, đèn led âm đất được lắp đặt tại các lối đi sân vườn, bên dưới thảm cỏ. Ánh sáng sẽ được chiếu tỏa lên trên và mọi người có thể đi lại thoải mái mà không sợ vướng víu.

15 29

Thiết kế đèn led âm đất có các hình dạng tròn, vuông hoặc chữ nhật để khách hàng thoải mái lựa chọn. Giá cho loại công suất dưới 10W thường ko quá 500.000đ và cao nhất là loại 50W có giá đến 1.700.000đ.

Đèn led âm nước hồ cá, bể bơi, đài phun nước

Dòng đèn này chuyên dụng được thiết kế cho môi trường nước, lắt đặt dưới nước. Hiệu quả ánh sáng từ đèn led âm nước là vô cùng tuyệt vời. Nó biến những không gian hồ cá, bể bơi, thác nước, đài phun nước thêm rực rỡ và lung linh.

16 28

Do đặc thù hoạt động trong môi trường nước nên các tiêu chuẩn thiết kế loại đèn này cũng cao hơn những dòng đèn sân vườn khác. Vì thế giá thành tính ra cũng thuộc top khá cao. Một chiếc loại rẻ đơn sắc cũng tầm giá 300.000 – 400.000 đ/chiếc. Các dòng cao cấp, đa sắc màu và công suất cao hơn thì giá dap động từ 1.000.000 – 1.800.000 đ/ chiếc. Một hệ thống đèn led âm nước thường bao gồm vài chiếc hoặc cả vài chục chiếc nếu không gian mặt nước rộng.

Đèn cắm cỏ sân vườn

Loại đèn này có công suất tiêu thụ thấp, và dùng trong trang trí sân vườn với những góc tiểu cảnh nhỏ. Cấu tạo đèn gồm 2 phần:

– Phần chụp đèn: gồm bóng đèn (dùng loại bóng đèn led) và phẩn vỏ chụp bên ngoài.

– Phần thân đèn: là toàn bộ phần thân và ở cuối là được vút nhọn để có thể cắm trực tiếp xuống dưới đất (thường cắm trên thảm cỏ) để cố định và giữ vững.

Góc chiếu sáng của đèn cắm cỏ thường không quá 60 độ so với bề mặt của nền đất (cỏ). Giá của chúng thường chỉ từ 120.000 – 250.000 đ/chiếc.

Đèn chiều sáng bậc thang, cầu thang

Ngoài các khu vực cảnh quan sân vườn cần được chiếu sáng thì các lối lên xuống, bậc thang, cầu thang cũng có những thiết bị chiếu sáng riêng biệt. Đèn chiếu sáng ở đây lắp đặt nhằm mục đích trang trí và chỉ rõ thêm lối đi trong không gian. Thông thường cứ 1 – 2 bậc sẽ được lắp 1 chiếc đèn. Có 3 kiểu lắp đèn chiếu sáng cho bậc thang, cầu thang là:

– Lắp âm bậc: cách này thường không phổ biến bởi phải có sự tính toán từ trước và khá phức tạp

– Lắp âm tường 1 phía hoặc 2 phía tường ở ngay bậc thang

– Lắp thành dải đèn led ở cổ bậc thang và ngay gờ phía dưới mặt bậc.

Dù lắp đặt theo cách nào thì chúng cũng mang lại vẻ đẹp riêng. Với cường độ sáng không lớn, công suất chỉ vài W thì giá thành của loại đèn này rất rẻ. Thường chỉ vài chục ngàn là đã có 1 chiếc đèn.

Đèn bắt côn trùng sân vườn ngoài trời

Loại đèn này không chỉ có tác dụng chiếu sáng, trang trí mà còn thu hút côn trùng trong sân vườn. Với cơ chế đặc thù thì loại đèn này có tác dụng tiêu diệt các loại côn trùng như: gián, bọ, muỗi, mối… Từ đó giúp bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình và hạn chế các tác nhân gây bệnh cho các loại cây cảnh.

17 24

Đèn bắt côn trùng sử dụng cho sân vườn ngoài trời có rất nhiều loại. Giá thành chủ yếu phụ thuộc vào kiểu dáng của đèn. Giá thấp nhất khoảng 300.000 đ/chiếc.

Đèn trang trí sân vườn

Các loại đèn trang trí sân vườn nói chung thường không có ý nghĩa nhiều trong việc chiếu sáng mà chỉ góp phần vào làm tăng tính thẩm mỹ, vẻ đẹp. Loại này cũng không nên bố trí nhiều mà chỉ nên làm 1 vài chiếc. Hoặc nếu bố trí nhiều thì phải sắp xếp theo ý đồ thiết kế một cách thật tinh tế. Phân loại đèn trang trí sân vườn theo chất liệu có thể kể đến các loại sau:

Đèn đá sân vườn

Mẫu đèn sân vườn này quá phổ biến và không thể thiếu trong các không gian sân vườn, tiểu cảnh mang phong cách của Nhật Bản. Được làm hoàn toàn bằng đá, có nhiều loại từ: không đế, có đế, có thân trụ… đèn đá Nhật Bản mang đến sức hút lạ kỳ.

Đèn đá sân vườn tùy theo kích cỡ sẽ có giá dao động từ: 1.000.000 đến 15.000.000 đ/chiếc. Quả thật không hề rẻ nhưng nó sẽ xứng đáng và nâng tầm đẳng cấp không gian.

Đèn trang trí bằng gốm, sứ

Gốm, sứ là một loại vật liệu truyền thống và quen thuộc tại Việt Nam nói riêng và một số nước Á Đông nói chung. Đèn trang trí bằng gốm, sứ là vật phẩm độc đáo, mang tính nghệ thuật mà còn gần gũi với đời sống và phong cách làng quê Việt cổ.

Loại đèn này có 3 dạng: đèn đứng thấp, đèn đứng cao hoặc đèn ốp tường. Nhìn chung, chúng được nhào nặn, tạo hình rất đa dạng. Mỗi hoa văn trên đèn đều có những ý nghĩa riêng. Để sở hữu một mẫu đèn trang trí bằng gốm, sứ thì các gia chủ sẽ phải bỏ ra số tiền là 300.000 – 500.000 đ.

Đèn trang trí bằng thủy tinh

Là loại đèn có bóng đèn bằng thủy tinh hoặc chụp đèn bên ngoài bằng thủy tinh. Để kích thích thị giác thì loại đèn này có thể treo thành dải hoặc để dưới đất thành hàng. Cảm giác đi giữa một con đường bên trong khu sân vườn nhà biệt thự, nhà vườn của bạn với ánh sáng xen kẽ sẽ thực sự rất ly kỳ và cuốn hút. Loại đèn này rất khó định giá vì kết cấu và công suất rất khác nhau. Quý khách hàng trước khi chọn mua nên tìm hiểu kĩ và nghe tư vấn từ các kiến trúc sư hoặc chuyên gia về cảnh quan sân vườn.

Đèn mây tre sân vườn

Có nhiều điểm tương đồng với đèn trang trí bằng gốm, nguyên liệu mây, tre cũng là vật liệu gần gũi và quen thuộc với người dân Việt Nam. Loại đèn mây tre nói chung cũng được rất nhiều người quan tâm. Kiểu dáng đèn được thiết kế với các mẫu mã đa dạng như: quả cầu rối, hình oval, dạng đèn lồng…

Kích thước trung bình của đèn mây tre phổ biến trong khoảng từ  30 – 60 cm. Mẫu đèn lớn nhất ngoại lệ có thể đạt đường kính 1m. Trong sân vườn, đèn mây tre được trang trí ở trên cây xanh, dọc lối đi hoặc ở trong chòi nghỉ. Ánh sáng sử dụng cho đèn thường là màu vàng, kết hợp với chất liệu và màu sắc của mây tre biến không gian trở nên ấm áp và gần gũi hơn.

Giá phổ thông của các mẫu đèn mây tre cũng không hề đắt. So với giá trị mà nó mang lại thì chỉ từ 200.000 – 600.000 đ là hoàn toàn xứng đáng. Với công nghệ hiện đại ngày nay thì người ta có thể thay thế chất liệu tự nhiên này bằng nhựa giả mây (tre). Từ đó giá thành có thể giảm đi 1 nửa hoặc thấp hơn chỉ từ 50.000đ (tùy mẫu).

Nguyên tắc bố trí ánh sáng và thiết kế đèn sân vườn

Dù là đèn chiếu sáng sân vườn hay đèn trang trí sân vườn hay kết hợp cả 2 mục đích thì cần đảm bảo các yếu tố cơ bản là: cường độ chiếu sáng, công suất, chỉ số bảo vệ IP, an toàn và tiết kiệm. Các yếu tố này sẽ được cụ thể trong 6 nguyên tắc sau để thiết kế đèn sân vườn đạt hiệu quả.

Nguyên tắc 1: Đặt an toàn điện lên hàng đầu

Vì các loại đèn sân vườn đa phần được lắp đặt ngoài trời nên thường xuyên chịu tác động của các yếu tố thời tiết. Nếu bạn không cẩn thận trong việc lựa chọn loại đèn, dây dẫn hoặc quá trình lắp đặt thiếu cẩn thận thì nguy cơ gây mất an toàn là rất cao. Những tai nạn, sự cố liên quan đến vấn đề về điện thường rất nguy hiểm. Đặc biệt với trẻ nhỏ luôn tung tăng vui đùa và không để ý xung quanh thì việc kiểm soát an toàn điện là cực kỳ quan trọng.

Lựa chọn loại đèn có chỉ số bảo vệ IP chống nước, chống bụi càng cao thì mức độ ảnh hưởng của môi trường đến mẫu đèn đó càng thấp. Tại mỗi vị trí có thể cân nhắc sử dụng đèn có chỉ số IP thích hợp. Nếu lắp đèn sân vườn ở vị trí có mái che thì chỉ có thể chọn loại có chỉ số IP thấp nhất là 44. Những vị trí khác trong sân vườn thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường thì cần sử dụng đèn có chỉ số IP là 65. Đặc biệt với môi trường trong hồ nước, bể bơi… thì nên chọn đèn IP68.

Nguyên tắc 2: Chọn chất liệu đèn trang trí lâu bền

Mọi sự trang trí sân vườn đều được tính toán một cách kỹ lưỡng. Cảnh quan sân vườn thường sẽ gắn liền với công trình trong một thời gian dài. Vì vậy, các yếu tố trong sân vườn sẽ không nên thay đổi nhiều để đảm bảo là một thể thống nhất.

Đèn ngoại thất trang trí sân vườn sẽ luôn chịu tác động của môi trường và sẽ nhanh hao mòn hơn các loại đèn ở không gian nội thất. Vì thế chất liệu của đèn phải càng lâu bền càng tốt.

Để đảm bảo các chỉ số bảo vệ cho đèn, các đơn vị sản xuất đã tạo ra nhiều loại đèn với chất liệu và mẫu mã khác nhau. Tuy nhiên một số chất liệu đã tạo nên thương hiệu và được nhiều gia chủ ưu tiên lựa chọn là các hợp kim không gỉ như: nhôm, kẽm, đồng, inox… Ngoài ra các loại đèn được thiết kế từ hợp kim sẽ tạo nên sự sang trọng và vẻ đẹp cuốn hút cho không gian.

Nguyên tắc 3: Lựa chọn phong cách thiết kế đèn sân vườn

Đèn sân vườn cũng cần phải có phong cách thiết kế hài hòa với phong cách đang hiện diện trong sân vườn và kiến trúc công trình. Trừ các loại đèn lắp âm trong đất, sàn, tường thì các loại đèn lắp nổi có những kiểu dáng, màu sắc, chất liệu và thậm chí là hoa văn rất đa dạng.

Các loại đèn sân vườn có thể mang phong cách khách nhau từ cổ điển đến hiện đại, từ phong cách châu âu đến phong cách á đông: Nhật Bản, Trung Hoa, Việt Nam… Không thể tùy tiện đặt một chiếc đèn cổ điển vào không gian sân vườn Nhật hay đặt một chiếc đèn đá vào không gian hiện đại mang đạm chất châu âu cổ kính. Giá trị thẩm mĩ từ không gian công trình sẽ đánh giá một phần gu thẩm mĩ của chủ đầu tư. Chắc hẳn ai cũng muốn nhận những lời khen ngợi. Vì vậy, đừng bỏ qua nguyên tắc này.

Nguyên tắc 4: Cân nhắc lựa chọn kích thước, công suất đèn

Không gian ngoại thất – sân vườn vào ban đêm cũng cần được chiếu sáng như bên trong nội thất công trình. Tất nhiên cường đọ sáng phải phù hợp thì mới tôn thêm được vẻ đẹp của các chi tiết trang trí. Vị vậy, tùy vào độ lớn của không gian mà lựa chọn kích thước và công suất đèn phù hợp.

Một không gian sân vườn nhỏ thì không nên lắp đặt các loại đèn lớn để tránh việc lãng phí không cần thiết. Ngược lại, thiết kế cảnh quan sân vườn diện tích lớn thì không thể bố trí các loại đèn sân vườn có kích thước quá nhỏ hoặc công suất thấp. Tất cả sẽ phụ thuộc vào quyết định của gia chủ nhưng đừng bỏ qua lời khuyên từ các kiến trúc sư, chuyên gia – những người am hiểu về không gian, thiết kế nhiều hơn.

Nguyên tắc 5: Bố trí ánh sáng cho đèn sân vườn

Đèn chiếu sáng sân vườn vào ban đêm là hợp lý và cần thiết. Tuy nhiên để ánh sáng sao cho hợp lý thì có thể tham khảo về cách bố trí sau:

– Không nên để quá sáng trong sân vườn

Ánh sáng quá chói vào ban đêm là một điều không tốt. Nó có thể ảnh hưởng đến thị lực và tạo ra những vùng tối, điểm đen không an toàn. Hạn chế các ánh sáng trắng và nên chọn ánh sáng vàng để tạo sự ấm áp vào ban đêm và dễ chịu cho mắt vào ban đêm. Để trang trí không gian thêm sắc màu thì có thể dùng các dải ánh sáng màu khác nhau. Tuy nhiên cũng nên hạn chế tối đa việc lắp đặt nhiều hiệu ứng nhấp nháy.

– Ánh sáng nên tách biệt và không chồng lên nhau

Góc chiếu sáng và độ tỏa của sáng sáng đèn sân vườn cũng phải được tính toán. Nếu các ánh sáng của các loại đèn chồng lên nhau thì có thể gây ra lãng phí và không đạt được hiệu ứng ánh sáng như mong muốn.

Nguyên tắc 6: Tạo điểm nhấn

Là một nguyên tắc đòi hỏi chọn ra phương án chiếu sáng thích hợp vào đúng điểm nhấn của không gian sân vườn nhà biệt thự của bạn. Do đó cần tính toán đến vị trí, diện tích, hướng chiếu sáng để đạt được hiệu quả ánh sáng tốt nhất.

Lưu ý lắp đặt đèn sân vườn theo từng vị trí

Như đã phân tích ở trên, đèn sân vườn có thể được lắp đặt tại nhiều vị trí khác nhau. Mỗi vị trí sẽ mang đến tác dụng và có những lưu ý riêng. Cụ thể theo từng khu vực như sau:

Đèn sân vườn tại trụ cổng, hàng rào

Là khu vực ra, vào công trình và gần với sân vườn. Chiếu sáng khu vực này cần được chiếu sáng với mục đích chủ yếu là đảm bảo an ninh. Mỗi một trụ cổng, hàng rào cần bố trí 01 để đèn đảm bảo ánh sáng nhìn rõ các vật thể lân cận.

Đèn sân vườn tại sân hiên

Sân, hiên nhà là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động ngoài trời của nhiều gia đình. Khu vực này có thể được thiết kế các loại đèn treo tường hoặc đèn trên trụ cột tầm cao là hoàn toàn hợp lý. Kiểu dáng, mẫu mã loại đèn khu vực này sẽ phải liên kết và ăn nhập với hình thức kiến trúc của công trình.

Đèn sân vườn tại hành lang, cầu thang, bậc thang

Là nơi dẫn lối trực tiếp đến các không gian sân vườn, chiếu sáng cho khu vực này là cần thiết. Có thể sử dụng cách chiếu sáng 1 bên, đối xứng hoặc so le 2 bên. Thiết kế đèn sân vườn tại đây nên dùng các loại đèn ốp tường, âm tường với các thiết kế đơn giản bởi mục đích chính vẫn là chiếu sáng.

Đèn sân vườn tại lối đi, đường dạo

Dạo quanh sân vườn biệt thự và nhà vườn vào buổi tối mà thiếu đi ánh sáng thì thật nhàm chán. Khuyến khích gia chủ ưu tiên sử dụng các loại đèn trụ sân vườn bởi công năng và tính thẩm mĩ của chúng. Hiệu ứng ánh sáng nên là ánh sáng đơn sắc để tránh việc bị chói, lóa hoặc cảm nhận sai vẻ đẹp của cảnh quan xung quanh.

Đèn sân vườn trên cây

Có thể sử dụng các loại đèn treo trên cành cây hoặc đèn quấn xung quanh thân cây. Đây cũng là vị trí khá thú vị khi bạn muốn tạo điểm sáng cho sân vườn thật ấn tượng. Vì sử dụng hệ thống điện nên lắp đặt đèn trên cây cần đặc biệt chú ý đến an toàn, cẩn thận trong từng công đoạn.

Đèn sân vườn trên thảm cỏ, cây bụi, khóm hoa

Thảm cỏ, bụi cây, khóm hoa nhỏ mang tính chất trang trí thêm cho không gian cảnh quan san vườn. Sử dụng đèn cho khu vực này làm tăng mỹ quan, soi sáng thêm lối đi vào những vị trí thiếu ánh. Đề xuất sử dụng: đèn cắm cỏ, đèn nấm và đèn âm đất.

Đèn sân vườn tại hồ nước, bể bơi

Khu vực này đỏi hỏi những yêu cầu cao nhất cho các loại đèn sân vườn từ ánh sáng, màu sắc, độ bền, ổn định…. Những ánh đa sắc màu lung linh huyền ảo sẽ là một cách để nâng tầm không gian sân vườn và đẳng cấp công trình. Quá trình lắp đặt cũng phải đúng kỹ thuật để đảm bảo vẻ đẹp và độ an toàn.

Quy trình thi công đèn chiếu sáng sân vườn

Trước khi thi công đèn chiếu sáng sân vườn cần đánh giá được chính xác về nhu cầu ánh sáng mong muốn để lựa chọn các trang thiết bị phù hợp. Nếu là sân vườn biệt thự đã xây dựng thì cần lên kế hoạch các điểm mong muốn chiếu sáng. Còn nếu sân vườn xây dựng mới thì nên thuê các đơn vị thiết kế sân vườn để có một không gian đẹp và chuyên nghiệp. Các yêu cầu về chiếu sáng sẽ được tính toán cẩn thận dựa trên nhu cầu và mong muốn của gia chủ nên khách hàng sẽ không phải lo nghĩ quá nhiều.

Quy trình thi công đèn chiếu sáng sân vườn sẽ gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Các vật dụng dùng để thi công đèn sân vườn khá phức tạp. Bởi yếu tố không gian ngoài trời sẽ cần những món đồ có độ ổn định cao, chịu được các tác động từ môi trường như nắng, mưa, bụi bẩn… Chúng tôi khuyên bạn nên chuẩn bị một số dụng cụ sau nếu đây là lần đầu tiên bạn thực hiện các công việc về điện.

– Đèn sân vườn: chọn theo vị trí và kiểu dáng thích hợp. Có thể dùng đèn điện bình thường hoặc các loại đèn năng lượng mặt trời. Tuy giá thành có cao hơn một chút nhưng năng lượng mặt trời là vô hạn và đèn loại này cũng mang đến giá trị lâu dài và hạn chế được bước đi dây cáp phức tạp.

– Cáp điện: lựa chọn giữa dây dẫn điện thông thường và cáp điện bọc cao su chịu lực. Dù là kiểu dáng đèn treo hay đặt dưới đất thì cũng nên sử dụng loại cáp bọc cao su chịu lực và hình thức phổ biến là chôn dưới đất.

– Đầu nối dây: là một phần đi kèm với cáp chuyên dụng.

– Công tắc điện: thường đặt trong nhà và quản lý chung phần điện tổng cung cấp cho toàn bộ mạng lưới điện sân vườn.

– Máy biến áp: đảm bảo duy trì công suất ổn định cho các thiết bị điện. Tùy tổng công suất của hệ thống mà chọn loại máy biến áp tương đương.

– Dụng cụ hỗ trợ: kìm cắt, kìm mũi kim, ổ cắm, tua vít…

Bước 2: Đào đất và chạy cáp

Đánh dấu vị trí của đèn sân vườn dự định bố trí và dùng các vật dụng để đào đất. Đào các rảnh nhỏ có độ sâu từ 10 – 15 cm và độ rộng hẹp. Đặt cáp điện theo các đường rãnh đã đào và lấp đất lại. Sau khi lấp đất phải đảm bảo giấu hoàn toàn phần cáp dưới lòng đất và không để hở lên bề mặt.

Bước 3: Đấu nối thiết bị đèn sân vườn

Đấu nối đầu cáp với các thiệt bị đèn và với máy biến áp. Mạch điện đấu nối là mạch điện nối tiếp và truyền điện tiếp nối đến công tắc ở bảng điện tổng. Nếu máy biến áp ở ngoài trời thì nó cần phải được bảo vệ với thiết kế chịu được tác động của thời tiết.

Bước 4: Cài đặt hệ thống và chạy thử nghiệm

Một số thiết bị điện được thiết kế có các cảm biến ánh sáng, cảm biến chuyển động. Vì thế khi cho chạy thử nghiệm thì nên thực hiện vào buổi tối để thấy rõ hết các hiệu ứng. Khi các hệ thống đã cài đặt xong xuôi, kết nối hệ thống với nguồn điện và mở công tắc.

Kiểm tra từng thiết bị điện đã hoạt động đúng với chứng năng hay chưa. Nếu có bất kì thiết bị nào không hoạt động thì cần kiểm tra lại các đầu nối cáp và đầu nối với thiết bị điện. Chỉ thực sự yên tâm khi các thiết bị đã hoạt động an toàn.

Bước 5: Khai thác và vận hành

Cuối cùng là cảm nhận thành quả từ việc lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng sân vườn biệt thự và nhà vườn. Quá trình vận hành suôn sẻ thì các gia chủ sẽ thoải mái ngắm nhìn không gian sân vườn những lúc thiếu đi ánh sáng mặt trời.

Tổng kết về đèn sân vườn

Bằng tất cả kiến thức và tâm huyết, chúng tôi đã đưa ra những thông tin về các loại đèn sân vườn dành cho biệt thự và nhà vườn. Hy vọng đây sẽ là tư liệu bổ ích để quý khách hàng có sự lựa chọn hợp lý nhất. Nếu gặp bất kỳ khó khăn gì thì hãy để lại yêu cầu tư vấn hoặc gọi ngay đến Hotline: 0938 938 585. Đội ngũ tư vấn viên gồm các kĩ sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ không ngần ngại chia sẻ, hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.

Contact Me on Zalo